NGUYÊN TẮC TĂNG NẶNG/GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ: Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ để toà án quyết định hình phạt.

 

 

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ để toà án quyết định hình phạt. Muốn xác định và áp dụng đúng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, không chỉ hiểu đúng mà khi áp dụng cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

luat su bao chua

1. Cần phân biệt các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với các tình tiết là dấu hiệu định tội

luật sư bào chữa

Yêu cầu của việc phân biệt trong trường hợp này không phải là phân biệt hai tình tiết với nhau, tình tiết nào là dấu hiệu định tội, còn tình tiết nào là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mà sự phân biệt ở đây là khi một tình tiết nào đó được quy định tại Điều 51 hoặc 52 mà tình tiết đó đã là dấu hiệu định tội rồi thì khi quyết định hình phạt, toà án không được coi tình tiết đó là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ nữa.

luật sư hình sự

Ví dụ: Tình tiết “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ ngưới phạm tội” là dấu hiệu định tội được quy định tại Điều 126 Bộ luật hình sự, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội này, toà án không được coi tình tiết “phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” là tình tiết giảm nhẹ nữa.

luat su gioi

2. Cần phân biệt các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với các dấu hiệu định khung hình phạt.

luật sư giỏi

Các tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt thực chất là dấu hiệu cấu thành tội phạm, nhưng nó là dấu hiệu của cấu thành khác loại (cấu thành tăng nặng hoặc cấu thành giảm nhẹ). Về cấu thành tội phạm, khoa học luật hình sự chia ra làm ba loại: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ. Tuy nhiên, không phải điều luật nào cũng bao gồm cả cấu thành tăng nặng hoặc cấu thành giảm nhẹ mà tuỳ thuộc vào mỗi tội phạm và chính sách hình sự của Nhà nước trong việc sử lý từng loại tội phạm. Đa số các tội quy định trong Bộ luật hình sự có cấu thành tăng nặng, chỉ có một số tội có cấu thành giảm nhẹ (chủ yếu là các tội xâm phạm an ninh quốc gia);

van phong luat su

Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đã là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi quyêt định hình phạt.

văn phòng luật sư

3. Chỉ được phép tăng, giảm mức hình phạt trong một khung hình phạt

luat su

Điều luật quy định khung hình phạt có mức tối thiểu và tối đa tuy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của từng tội phạm. Khi toà án đã xác định bị cáo phạm tội ở khung hình phạt nào, dù có nhiều tình tiết tăng nặng thì họ cũng không bị xử phạt quá mức cao nhất của khung hình phạt đó. Ví dụ: Bị cáo phạm tội sản xuất hàng giả thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 192 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ 05 năm đến 10 năm tù. Toà án không được xử phạt bị cáo trên 10 năm tù, dù họ có nhiều tình tiết tăng nặng ở Điều 52. Trường hợp xử phạt dưới 05 năm tù, toà án phải nêu được lý do và tuân theo những quy định tại Điều 54 có nội dung như sau:

luật sư

♦ Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

luat su uy tin

♦ Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. Đây là quy định mới mà BLHS năm 1999 chưa quy định. Nếu trước đây Điều 47 BLHS năm 1999 quy định: “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật”, thì nay, Điều 54 BLHS năm 2015 quy định thành 2 khoản, khoản 1 như Điều 47 BLHS năm 1999, còn khoản 2 thì không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật với điều kiện người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. Quy định này đã tháo gỡ được yêu cầu của thực tiễn xét xử mà nhiều trường hợp Tòa án phải “xé rào” do quy định ngặt nghèo tại Điều 47 BLHS năm 1999.

luật sư uy tín

♦ Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Ví dụ: Nguyễn Văn D phạm tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 đến 03 năm, nhưng D có 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51, không có tình tiết tăng nặng thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt dưới 06 tháng (theo Điều 36 BLHS thì hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm) hoặc chuyển sang hình phạt tiền là hình phạt nhẹ hơn hình phạt cải tạo không giam giữ. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện
challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon