TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI LÀ GÌ ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 2024

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI LÀ GÌ ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 2024

1. Tranh chấp đất đai là gì ?

Căn cứ theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

2. Tranh chấp đất đai có bao nhiêu loại ?

Dựa vào khái niệm tranh chấp đất đai, các loại tranh chấp đất đai có thể phân chia thành các loại:

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất

– Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

– Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

2.1 Tranh chấp về quyền sử dụng đất

– Là tranh chấp của các chủ thể về việc sở hữu quyền sử dụng đất (tranh chấp để xác định ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp). Trong dạng tranh chấp này sẽ thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất, phần đất bị lấn chiếm, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất trong các mối quan hệ như thừa kế, ly hôn, con nuôi, tranh chấp đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng nhưng lại không trả lại hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…); tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.

– Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.

2.2 Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

– Tranh chấp này thường xảy ra trong quá trình chủ thể đang sử dụng đất, gồm: Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong các hợp đồng cho thuê, tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước có kế hoạch và thực hiện việc thu hồi đất,…

2.3 Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

– Mục đích của tranh chấp này là để chủ thể xác định mục đích sử dụng đất, chủ thể của tranh chấp này thường là người được nhà nước giao đất, cho thuê đất sử dụng đất sai mục đích được giao ban đầu. Khi giao đất, cho thuê đất, thì các cơ quan có thẩm quyền đã có kế hoạch phân bổ, sử dụng, xác định mục đích sử dụng đất theo từng khu vực địa phương.

3. Phương thức và thẩm quyền giải quyết về tranh chấp đất đai

– Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với mục đích cuối cùng là tìm ra giải pháp đúng đắn để giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đất đai trên cơ sở các quy định của pháp luật.

3.1 Phương thức giải quyết

Theo điều 203 Luật đất đai 2013, tranh chấp đất đai được giải quyết theo hai hình thức như sau:

– Hòa giải tại ủy ban nhân dân hoặc khởi kiện tại tòa án nếu tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ như điều 100 Luật đất đai 2013 (sổ đỏ, bằng khoán, các giấy tờ chứng minh sở hữu do chính quyền cấp..)

– Khởi kiện tại Tòa án nếu tranh chấp đất đai có các giấy chứng nhận hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu theo điều 100 Luật đất đai 2013.

3.2 Thẩm quyền giải quyết

– Thẩm quyền giải quyết: Thẩm quyền Tòa án thụ lý vụ kiện tranh chấp đất là là tòa án nơi có đất (Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Trong đó, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

– Tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

– Tranh chấp đất đai không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Bộ luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều này;

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai tại Văn phòng Luật sư Thái Trí

– Với kinh nghiệm hơn 15 năm hoạt động trong nghề, với bề dày kinh nghiệm tham gia tư vấn, trực tiếp giải quyết nhiều vụ án trong các lĩnh vực.

– Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm, Văn phòng Luật sư Thái Trí tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, đại diện tố tụng cho các vụ án tranh chấp đất đai. Các dịch vụ Văn phòng Luật sư Thái Trí cung cấp đối với vụ án tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Tư vấn pháp lý và đưa giải pháp xử lý tranh chấp
  • Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
  • Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.
  • Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
  • Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.

Quý khách có nhu cầu tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan tới tranh chấp đất đai. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay Văn phòng Luật sư Thái Trí qua số điện thoại 0493 431 6458 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

#luatsubienhoa #luatsudongnai #lyhonbienhoa #luatsuuytinbienhoa #luatsugioibienhoa #tranhchapdatdai #tranhchapdaibienhoa #tranhchapdatdongnai

Địa chỉ: Số 5 (5/1) Đường Nguyễn Du, Phường Quang Vinh, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai. (Đối diện cổng Tòa án nhân dân TP. Biên Hòa).

Số 468 đường Phùng Hưng, Kp.Long Đức 3, P.Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

Hotline: 0493 431 6458

Email: lsthaitri@gmail.com

Website: vanphongluatsudongnai.vn

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện
challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon