Thưa Luật sư, luật sư có thể tư vấn cho tôi về trường hợp của gia đình mình, cụ thể như sau: Gia đình tôi vào sống ở Đồng Nai từ năm 1986 với bố mẹ và 5 anh em tôi. Tài sản của gia đình là mảnh đất và nhà ở trên đất được tạo lập từ 1986, có sổ đỏ đứng tên bố mẹ tôi. Năm 1990, một người em tôi mất (không có di chúc, chưa lập gia đình), năm 2003 mẹ tôi mất (không có di chúc), năm 2007 bố tôi lấy vợ 2 ( có đăng ký kết hôn).

Câu hỏi:

Thưa Luật sư, luật sư có thể tư vấn cho tôi về trường hợp của gia đình mình, cụ thể như sau: Gia đình tôi vào sống ở Đồng Nai từ năm 1986 với bố mẹ và 5 anh em tôi. Tài sản của gia đình là mảnh đất và nhà ở trên đất được tạo lập từ 1986, có sổ đỏ đứng tên bố mẹ tôi. Năm 1990, một người em tôi mất (không có di chúc, chưa lập gia đình), năm 2003 mẹ tôi mất (không có di chúc), năm 2007 bố tôi lấy vợ 2 ( có đăng ký kết hôn).

Đến năm 2015 bố tôi mất không để lại di chúc thừa kế tài sản. Hiện nay anh em chúng tôi đã lập gia đình riêng. Vậy, xin Luật sư tư vấn giúp tôi những nội dung sau:

  1. Các đối tượng được hưởng thừa kế trong gia đình tôi gồm những ai?
  2. Em trai tôi mất năm 1990 có được hưởng thừa kế không?
  3. Phần được hưởng của từng đối tượng trong gia đình tôi ( gồm 5 anh em tôi và vợ 2 của bố)

 

 

 

 

Trả lời tư vấn:

Trước hết cần xác định, đang chia thừa kế của ai: Ở đây di sản là mảnh đất và nhà ở được tạo lập từ năm 1986 đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố mẹ bạn, vì vậy, đây là tài sản chung của bố mẹ bạn.

Vì vậy, sẽ đặt ra các vấn đề về thừa kế của bố bạn và mẹ bạn.

– Thứ nhất, đối tượng được hưởng thừa kế

+ Đối tượng hưởng thừa kế của mẹ bạn: Năm 2003, mẹ bạn mất, không có di chúc. Vì vậy,

việc chia thừa kế sẽ theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015. Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bố mẹ của mẹ bạn (tức là ông bà ngoại của bạn, nếu ông bà còn sống), bố bạn, 04 người con. 01 người con mất trước đó vào năm 1990 chưa lập gia đình, chưa có con nên không đặt ra vấn đề thừa kế thế vị. Như vậy, di sản của mẹ bạn sẽ được chia cho 05 người là bố bạn và 04 anh em bạn (trường hợp ông bà ngoại bạn đã mất trước năm 2003)

+ Đối tượng thừa kế của bố bạn: Bố bạn mất năm 2015 không để lại di chúc. Tương tự, áp dụng Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, di sản của bố bạn sẽ được phân chia cho những người trong hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: ông bà nội của bạn (nếu còn sống), vợ (mẹ kế của bạn), 04 người con. Như vậy, di sản của bố bạn sẽ được chia cho 05 người là mẹ kế bạn và 04 anh em bạn (trường hợp ông bà nội bạn đã mất trước năm 2015)

– Thứ hai, người con trai mất năm 1990 có được hưởng thừa kế không?

Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị:

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Nếu như người con trai mất năm 1990 có con thì những người con đó sẽ được hưởng thừa kế thế vị theo quy định trên. Tuy nhiên, vì em trai bạn mất khi chưa lập gia đình và cũng không có con nên vấn đề thừa kế thế vị chưa được đặt ra.

– Thứ ba, phần được hưởng của từng đối tượng​

Phần di sản của mẹ bạn là ½ quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên đất, sẽ được chia đều thành 05 phần cho 05 đồng thừa kế như tôi đã phân tích tại mục những người được hưởng thừa kế, bao gồm: bố bạn và 04 anh em bạn.

Phần di sản của bố bạn là ½ quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên đất, cùng với phần bố bạn được hưởng thừa kế từ mẹ bạn, sẽ được chia đều thành 05 phần cho 05 đồng thừa kế như tôi đã phân tích tại mục những người được hưởng thừa kế, bao gồm: mẹ kế bạn và 04 anh em bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện
challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon